Những câu hỏi liên quan
Neymar Thiện
Xem chi tiết
Huy Hoang
25 tháng 3 2020 lúc 21:31

Đi du lịch! Đó là sở thích của nhiều người. Nhưng cùng với nhiều người, đó là thú vui xa xỉ, bởi vì không phải ai cũng có đủ tiền bạc về thời gian để tận hưởng thứ vui ấy. Nhưng đối với em, việc du lịch lại không hoang phí nhiều thứ như vậy, em thích đi du lịch qua những bài thơ nói về các địa danh, đi thăm “rừng mơ” trên núi Thơm, Hương Sơn, tỉnh Bình Định. Đó là một trong những trải nghiệm thú vị và gây cho em nhiều xúc động nhất!

“Rừng mơ ôm lấy núi

Mây trắng đọng thành hoa

Gió chiều đông gờn gợn

Hương bay gần bay xa.”

Điều thú vị ở từng “chuyến đi” của em là luôn có những “hướng dẫn viên du lịch” khá nỗi tiếng trên diễn đàn văn chương và lần nay là nhà thơ Nam Trân đáng mến!

May mắn cho em là “chuyến viếng thăm” của em vào đúng mùa hoa mơ nở rộ. Em thật sự ấn tượng với cảnh núi non hùng vĩ, với những đài hoa trắng muốt hương thơm quyến rủ lạ kì của loại hoa rừng trong trắng!

Rừng mơ ôm lấy núi

Mây trắng đọng thành hoa!

Thật không ngoa khi tác giả sử dụng động từ “ôm” một cách tự nhiên như vậy! Đúng là ngọn núi đầy những cảnh mơ trắng, chúng đan vào nhau nở rộ khắp nơi…Chúng tạo thành một tấm áo khoác lên với họa tiết tinh sảo mà chỉ có bàn tay thiên nhiên mới tạo nên được. Chiếc áo khoác đó tạo nên sự ấm áp cho ngọn núi trong buổi chiều đông vắng lặng này! Và với biện pháp nhân hóa rừng mơ biết “ôm” như thế đã tạo nên sự gần gũi, thân mật và cả một tấm lòng yêu và cảm nhận thiên nhiên dạt dào của tác giả!

Câu thứ hai của đoạn thì đã khá rõ. Với độ cao hàng trăm mét so với mực nước biển thì việc những đám mây lẫn quất đầu cành, cuối ngọn cũng là hiển nhiên. Nhưng ý tác giả muốn nói hoa mơ trắng như những đám mây trên bầu trời kết lại vậy! Cách nói cường điệu này làm cho khoảng cách giữa trời và đất như được thu hẹp và trong một lúc tay ta cảm nhận dư vị của trời đất như hòa tan làm một!

Gió trời đông gờn gợn.

Gió gợn nhẹ từng cơn hay lòng người gợn lạnh vì gió? Sự tinh tế khi tác giả chọn “gờn gợn” đó là cơn gió nhẹ, mỏng, mơ hồ như những đám mây mà có lúc cũng giống sóng trên một dòng sông, không mạnh, không dồn dập…nhưng lại khiến người ta chạnh lòng.

Cũng vì cơn gió ấy mà hương thơm của hoa mơ cứ thoang thoảng

Hương bay gần bay xa.

Hương hoa mơ được gió mang đến và mang đi một cách vô tình và hữu ích, hương hoa cứ quấn lấy ta lúc chặt, lúc hờ hững nhưng sao lại khiến ta sao xuyến một cách lạ kỳ, đó chính là một trong những đạc trưng của loại hoa rừng danh tiếng! Thật sự em rất cảm động khi đọc đoạn thơ này, nó gieo vào lòng em những mầm cảm xúc khác lạ. Em như đã trông thấy một bức tranh thiên nhiên với cả trời và đất hòa quyện làm một. Đó là hoa nắng, núi tím, cả hương thơm từ những cơn gió báo hiệu đông sắp tàn, xuân lại đến vạn vật sinh sôi. Với tất cả bút pháp tinh tế: nhân hóa, cường điệu và tình yêu thiên tác giả đã truyền cho em một cảm xúc mãnh liệt với ý nghĩa: Việt Nam quê hương ta đâu đâu cũng đẹp, rồi một ngày không xa em sẽ thăm “Rừng mơ” theo đúng nghĩa đen của nó. Yêu sao tổ quốc xinh đẹp này, thật đáng tự hào em là một người con của đất việt trù phú.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Minh Thư
25 tháng 3 2020 lúc 21:34

Sáng chủ nhật, em được theo mẹ ra đồng màu Lạc Thổ đưa nước cho thợ cày. Các ruộng lúa mới gặt xong độ một tuần đã bắt đầu cày vỡ, làm đất trồng màu vụ đông.

Trong làng, một số gia đình đã có máy cày, máy bừa, nhưng phần đông các hộ vẫn nuôi trâu, bò vừa để cày bừa, vừa lấy phân chuồng bón ruộng. Gia đình em chỉ có 6 sào ruộng, mẹ chỉ dùng hình thức đổi công.

Bác Huấn vẫn cày bừa, làm đất cho nhà em. Nhìn thấy hai mẹ con em đứng trên bờ, bác giơ nón vẫy rồi lại xăm xăm cày. Bác Huấn ngót 50 tuổi, bác nói tuổi bác là tuổi Sửu, "cái tuổi làm hùng hục như trâu bò”. Tính bác vui, cởi mở, vừa nói vừa cười rất dễ mến. Bác to khỏe, quần nâu xắn cao, áo lính bạc màu, sau lưng giắt cái điếu cày mà bác gọi là “đại bác”. Người lực lưỡng, bắp chân bắp tay cuồn cuộn. Nước da màu nâu sẫm, đúng là vóc dáng của một con người quanh năm chân lấm tay bùn, quen dầm mưa dãi nắng.

Con trâu mộng to béo, da đen nhánh kéo cày đi trước. Bác Huấn, tay trái nắm thừng để điều khiển, tay phải cầm đốc cày, theo sau. Đường cày thẳng, bác nhoai người về phía trước. Đến hai đầu bờ, bác nhấc cày lên, cho trâu quay lại cày tiếp. Bác nhấc cày nhẹ nhàng như không. Lâu lâu, bác lại cất tiếng “ tắc, rì.. họ”, lần đầu tiên em mới nghe thấy những tiếng ấy của thợ cày. Bác chia ruộng thành nhiều khoảnh, mỗi khoảnh là một luống cày, mỗi luống cày có nhiều đường cày. Ruộng đồng màu, đất xốp vừa độ ẩm, những luống cày lượn sóng úp vào nhau, trông thật đẹp.

Xong một luống cày, bác cho trâu đứng nghỉ. Bác lên bờ đến chỗ hai mẹ con em đứng đợi. Mẹ em lấy ra bốn củ khoai lang bày ra trên đĩa, rót chè xanh ra bát mời bác. Bác lấy chiếc nón đang đội trên đầu quạt một lúc rồi đặt xuống làm “ ghế” ngồi rất thoải mái. Vừa nói chuyện với hai mẹ con em, bác vừa bật lửa rít thuốc lào. Tiếng rít thuốc giòn tan. Cặp mắt lờ đờ, bác phun khói ra cả mũi miệng, làm em ngạc nhiên quá. Cả con người bác toát ra một vẻ sảng khoái kì lạ. Mồ hôi ướt đẫm lưng áo hai vai áo. Trán lấm tấm mồ hôi. Cặp lông mày sâu róm nhíu lại. Bác xoay hai tay vào nhau, vỗ vỗ mấy cái, cầm lấy củ khoai mẹ em mời, bác bóc vỏ ăn một cách ngon lành. Bác uống liền một lúc hai bát nước, rồi nói:

-Chè chị mua ở chợ Đồng à ? Thơm và đậm lắm. Cứ để tất cả mọi thứ lại, hai mẹ con chị cứ ra về kẻo nắng. Tôi sẽ lo liệu hết.

Bác lại xăm xăm bước đến chỗ con trâu. Tiếng “ tắc…rì…” nghe rất rõ. Trâu kéo cày băng băng. Lúc thì bác Huấn khom lưng, lúc thì nhoài người ra phía trước , tay phải nắm đốc cày một cách thiện nghệ. Những đường cày thẳng tăm tắp, những luống cày lượn sóng. Đi theo sau người và trâu là đàn sáo mỏ vàng năm, sáu con, lúc bay lúc nhảy để tìm mồi.

Cả cánh đồng màu chuyển động. Những luống cày màu nâu óng ánh dưới nắng tháng mười. Trâu và người cặm cụi, mải miết làm việc. Đi được một quãng, ngoái lại nhìn, em vẫn còn nhìn thấy bóng nón trắng của bác Huấn đang nhấp nhô trên thửa ruộng gia đình em.

Mẹ vừa đi vừa nói: “Bác Huấn chỉ học hết lớp 7, rồi đi thanh niên xung phong. Bác chất phác, cày bừa giỏi, cả làng ai cũng quý. Cuối tuần bác lại bừa và làm luống giúp để nhà ta trồng đậu cô ve giống mới. Bố bác Huấn ngày xưa là lão nông tri điền, 70 tuổi mà còn đi cày quanh năm…”

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Thị Quỳnh Chi
25 tháng 3 2020 lúc 21:35

Đi du lịch! Đó là sở thích của nhiều người. Nhưng cùng với nhiều người, đó là thú vui xa xỉ, bởi vì không phải ai cũng có đủ tiền bạc về thời gian để tận hưởng thứ vui ấy. Nhưng đối với em, việc du lịch lại không hoang phí nhiều thứ như vậy, em thích đi du lịch qua những bài thơ nói về các địa danh, đi thăm “rừng mơ” trên núi Thơm, Hương Sơn, tỉnh Bình Định. Đó là một trong những trải nghiệm thú vị và gây cho em nhiều xúc động nhất!

“Rừng mơ ôm lấy núi

Mây trắng đọng thành hoa

Gió chiều đông gờn gợn

Hương bay gần bay xa.”

Điều thú vị ở từng “chuyến đi” của em là luôn có những “hướng dẫn viên du lịch” khá nỗi tiếng trên diễn đàn văn chương và lần nay là nhà thơ Nam Trân đáng mến!

May mắn cho em là “chuyến viếng thăm” của em vào đúng mùa hoa mơ nở rộ. Em thật sự ấn tượng với cảnh núi non hùng vĩ, với những đài hoa trắng muốt hương thơm quyến rủ lạ kì của loại hoa rừng trong trắng!

Rừng mơ ôm lấy núi

Mây trắng đọng thành hoa!

Thật không ngoa khi tác giả sử dụng động từ “ôm” một cách tự nhiên như vậy! Đúng là ngọn núi đầy những cảnh mơ trắng, chúng đan vào nhau nở rộ khắp nơi…Chúng tạo thành một tấm áo khoác lên với họa tiết tinh sảo mà chỉ có bàn tay thiên nhiên mới tạo nên được. Chiếc áo khoác đó tạo nên sự ấm áp cho ngọn núi trong buổi chiều đông vắng lặng này! Và với biện pháp nhân hóa rừng mơ biết “ôm” như thế đã tạo nên sự gần gũi, thân mật và cả một tấm lòng yêu và cảm nhận thiên nhiên dạt dào của tác giả!

Câu thứ hai của đoạn thì đã khá rõ. Với độ cao hàng trăm mét so với mực nước biển thì việc những đám mây lẫn quất đầu cành, cuối ngọn cũng là hiển nhiên. Nhưng ý tác giả muốn nói hoa mơ trắng như những đám mây trên bầu trời kết lại vậy! Cách nói cường điệu này làm cho khoảng cách giữa trời và đất như được thu hẹp và trong một lúc tay ta cảm nhận dư vị của trời đất như hòa tan làm một!

Gió trời đông gờn gợn.

Gió gợn nhẹ từng cơn hay lòng người gợn lạnh vì gió? Sự tinh tế khi tác giả chọn “gờn gợn” đó là cơn gió nhẹ, mỏng, mơ hồ như những đám mây mà có lúc cũng giống sóng trên một dòng sông, không mạnh, không dồn dập…nhưng lại khiến người ta chạnh lòng.

Cũng vì cơn gió ấy mà hương thơm của hoa mơ cứ thoang thoảng

Hương bay gần bay xa.

Hương hoa mơ được gió mang đến và mang đi một cách vô tình và hữu ích, hương hoa cứ quấn lấy ta lúc chặt, lúc hờ hững nhưng sao lại khiến ta sao xuyến một cách lạ kỳ, đó chính là một trong những đạc trưng của loại hoa rừng danh tiếng! Thật sự em rất cảm động khi đọc đoạn thơ này, nó gieo vào lòng em những mầm cảm xúc khác lạ. Em như đã trông thấy một bức tranh thiên nhiên với cả trời và đất hòa quyện làm một. Đó là hoa nắng, núi tím, cả hương thơm từ những cơn gió báo hiệu đông sắp tàn, xuân lại đến vạn vật sinh sôi. Với tất cả bút pháp tinh tế: nhân hóa, cường điệu và tình yêu thiên tác giả đã truyền cho em một cảm xúc mãnh liệt với ý nghĩa: Việt Nam quê hương ta đâu đâu cũng đẹp, rồi một ngày không xa em sẽ thăm “Rừng mơ” theo đúng nghĩa đen của nó. Yêu sao tổ quốc xinh đẹp này, thật đáng tự hào em là một người con của đất việt trù phú.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vũ Thị Thanh Loan
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
24 tháng 12 2022 lúc 9:55

Bạn tham khảo bài văn này nha:

Chủ nhật vừa rồi, trường em tổ chức hoạt động ngoại khóa ở huyện Ba Vì. Tại đây, em được tận mắt chứng kiến cảnh các bác nông dân thu hoạch lúa chín. Có thể nói, chuyến đi Ba Vì đã giúp em có thêm nhiều trải nghiệm thú vị, hấp dẫn.

Khung cảnh buổi sớm ở quê yên bình và trong xanh đến ngỡ ngàng. Xóm làng được bao trùm bởi những giai điệu tươi vui. Đó là tiếng gà gáy báo hiệu ngày mới cùng tiếng chim ca líu lo, véo von. Hay còn là tiếng trò chuyện ríu rít của các bác nông dân đang đi ra đồng. Tất cả thanh âm đã tạo nên bản giao hưởng nhộn nhịp của quê hương.

Để tránh cái nắng gay gắt của ngày hè, mọi người rủ nhau đi gặt từ rất sớm. Những bác nông dân đầu đội nón trắng, nhấp nhô theo từng sóng lúa. Vì đã quen thuộc với công việc nên mọi người làm việc rất thuần thục. Một tay nắm chắc các nhánh lúa, một tay cầm liềm, gặt nhanh thoăn thoắt. Chẳng mấy chốc, những bó lúa lớn chất thành đống, nằm rải rác khắp ruộng. Thanh niên trai tráng lần lượt quẩy từng gánh lúa lên bờ. Sau đó, họ nhanh nhẹn xếp gọn vào xe kéo. Mỗi người một việc, ai nấy đều hăng say, miệt mài lao động. Dù công việc rất vất vả nhưng họ vẫn luôn nở nụ cười trên môi.

Khi mặt trời lên cao cũng là lúc mọi người đã thu hoạch xong. Những cánh đồng bạt ngàn lúa chín giờ chỉ còn là gốc rạ trắng trơ trọi. Trên con đường làng, từng xe lúa nối đuôi nhau đi về, báo hiệu một vụ mùa bội thu.

Từ chuyến đi ngoại khoá ở Ba Vì, em đã biết nâng niu, quý trọng những hạt gạo trắng ngần, những bát cơm thơm dẻo hơn. Đó chính là thành quả to lớn của người nông dân sau bao tháng ngày lao động vất vả, nhọc nhằn.

Hoặc có thể dựa vào dàn ý này để hình thành bài viết:

1. Mở bài: Giới thiệu về cảnh thu hoạch mùa màng.

2. Thân bài:
- Miêu tả khung cảnh trước khi mọi người bắt đầu thu hoạch.
- Miêu tả những hoạt động thường diễn ra trong quá trình thu hoạch.
- Không khí khi mọi người đã thu hoạch xong mùa màng.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về cảnh thu hoạch mùa màng.

Bình luận (1)
Đoàn Trần Quỳnh Hương
24 tháng 12 2022 lúc 10:40

Bạn tham khảo: 

Dù bây giờ đã lên thành phố sống được hơn 4 năm rồi nhưng em vẫn chưa bao giờ quên những năm tháng được sống dưới quê cùng ngoại. Hồi dưới quê cuộc sống yên bình lắm, thú vị lắm. Có nhiều kỉ niệm để nhớ khi còn ở quê nhưng thứ mà em nhớ nhất có lẽ là cánh đồng lúa quê hương mỗi dịp mùa gặt về.Cánh ruộng trải dài, những vạt lúa nối đuôi nhau xa tít tắp. Những bông lúa khoác lên mình chiếc áo vàng óng ả, chúng rối rít trò chuyện, hỏi han nhau như những người bạn lâu ngày không gặp gỡ. Thỉnh thoảng có đợt gió lùa qua, chúng lại xô vào nhau tạo nên một khúc nhạc đồng thiết tha, da diết. Nâng niu từng bông lúa nặng trĩu, hạt đều và chắc nịch, chúng là những hạt vàng tinh túy của thiên nhiên, em vui mừng vì chắc mẩm rằng đây sẽ là một vụ mùa bội thu, bà con mình lại được ấm no, đủ đầy.Từ phía xa xa, các bác nông dân bắt đầu xuống ruộng gặt lúa, những chiếc nón trắng nhấp nhô giữa cánh đồng càng làm cho khung cảnh thêm đẹp, thêm yêu. Đằng kia cũng có một vạt ruộng đang gặt, những bàn tay thoăn thoắt, đều đặn gặt từng cụm lúa, dồn thành từng ôm nhỏ rải đều nơi ruộng. Các anh thanh niên khoẻ mạnh được phân công ôm lúa lên bờ, chất thành đống lớn để đợi máy đến tuốt. Ai cũng miệt mài, cần mẫn với công việc của mình. Thỉnh thoảng, lại nghe tiếng cười nói đầy vui vẻ. Thật hạnh phúc biết bao khi người ta tìm thấy những niềm vui trong công việc của chính mình. Mặt trời mỗi lúc một lên cao, dù đã thấm mệt những các bác, các cô nông dân vẫn cố gắng để hoàn thành công việc. Trên cành xa, tiếng chim chích, chim sẻ thi nhau hót tạo nên bản nhạc hoà ca đầy sôi động như đang cổ vũ mọi người làm việc. Những chú bê con chạy nhảy, đùa vui, bò mẹ thong thả ăn cỏ trên triền đê xanh tốt. Một vài cậu bé tranh thủ đi mót những bông lúa gặt còn sót lại, cạnh đó hai ba bạn đang hì hục bắt những chú châu chấu bỏ vào long để về làm thức ăn cho chim,....Mỗi người mỗi việc, mỗi vật mỗi việc,...tất cả đều góp nên một khung cảnh thật sống động mà bình yên vào ngày mùa.Khi đã gặt xong vạt lúa cũng là lúc ông máy tuốt chạy ù ù tới. Các chú ôm lúa bỏ vào đầu máy dồn dập, thoáng chốc từ miệng máy trào ra những hạt lúa vàng ươm đều đặn. Đằng xa, một vài bác tranh thủ mang bó rơm tươi về cho bò ăn. Bên kia đường những bác nông dân đã xong việc, chở lúa về trong niềm phấn khởi. Nhìn các cô, các bác nông dân làm việc vất vả em thấy thương vô cùng.Cảnh đồng quê mùa gặt thật đẹp và yên bình, được ngắm nhìn và cảm nhận khung cảnh ấy em mới thấu hiểu rằng mỗi hạt gạo làm ra là bao công sức, bao mồ hôi, nhọc nhằn của người nông dân. Mong rằng sau này sẽ có thêm nhiều máy móc trong nông nghiệp để đỡ dân người lao động, chia sẻ phần nào nhưng vất vả với họ.

Bình luận (0)
Vũ Thị Thanh Loan
Xem chi tiết
Hoa anh đào
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Dung
Xem chi tiết

Nhà em có một mảnh vườn nhỏ ở phía trước. Ở đó là nơi để mẹ em trồng rất nhiều những loài hoa vô cùng xinh đẹp, sặc sỡ. Cả mảnh vườn cũng không lớn lắm, chỉ khoảng 10m2, thế nhưng được mẹ em sắp xếp rất hợp lý. mẹ chia mảnh vườn thành bốn luống nhỏ. Giữa các luống là các lỗi đi được lát bằng các viên gạch họa tiết xinh xắn. Luống thứ nhất, mẹ em trồng những cây hoa cúc họa mi màu trắng. Luống thứ hai, mẹ trồng những cây loa kèn, khi nở có màu đỏ sẫm. Luống thứ ba mẹ trồng những cây hoa cát cánh màu hồng nhạt, khi nở cánh hoa dập dềnh trong gió, mỏng manh như cánh bướm. Còn luống thứ tư, ở vị trí có nhiều nắng nhất, mẹ trồng những cây hoa hướng dương, màu vàng rực rỡ như ánh nắng. Vậy nên, mỗi khi vào mùa hoa nở, cả khu vườn như một tấm thảm nhiều màu sắc. Thu hút rất nhiều ong bướm đến xem. Bất kì ai ghé qua nhà em, cũng xuýt xoa trước mảnh vườn nhỏ xinh của mẹ. Em lấy làm tự hào lắm. Chiều nào, sau khi đi học về, em cũng tưới nước cho vườn hoa giúp mẹ. Em mong sao, vườn hoa luôn tươi tốt và nở ra những đóa hoa thật xinh tươi.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
𝑮𝒊𝒂 𝑵𝒉𝒖𝒖👑
15 tháng 11 2021 lúc 20:25

Tham khảo ạ :

Phía sau nhà em có một khu vườn nhỏ xinh. Ở bên phải góc vườn, bố em trồng rất nhiều các loại rau như rau ngót, rau mồng tơi. Ở trong cùng, bố còn trồng một cây bưởi rất lớn, năm nào cũng cho nhiều trái ngon. Góc bên phải thì mẹ em trồng vài khóm hồng nhung. Mỗi khi hoa nở, bông hoa nở to, đẹp vô cùng. Lúc ấy, mẹ sẽ cắt vài bông đem vào cắm ở bình hoa trong nhà. Riêng em, cũng được bố mẹ ưu ái dành riêng cho một góc nhỏ. Ở đó, em trồng những cây hoa mười giờ nhiều màu sắc. Sau một thời gian chăm sóc, các thân cây đã mọc ra nhiều nhánh con, bám chắc vào nhau như một tấm thảm xanh mướt, điểm xuyết các đóa hoa. Khu vườn là nơi để gia đình em chăm sóc và thư giãn mỗi dịp cuối tuần. Hằng ngày, mọi người thường xuyên dành thời gian tưới nước cho những cây mà mình trồng. Nhờ vậy, em cảm thấy vui vẻ và thêm yêu khu vườn hơn.

#Jun'z

~ HT ~

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ミ★༒༺ Mαhiкσ Sijunε ²ᵏ¹⁰...
15 tháng 11 2021 lúc 20:33

TL:

Tham khảo ạ:

Ríu rít đâu đây âm thanh của cô họa mi đang chào ngày mới, tiếng hót du dương trầm bổng khẽ khàng đánh thức cơn mơ màng của cô bé nhỏ bên ô cửa sổ. Em thoáng hé mắt nhìn ra khu vườn trước nhà, lại là một buổi sáng đẹp trời trên mảnh vườn nhỏ trước sân.

Bầu trời hôm nay xanh cao và có một vài áng mây hờ hững trôi qua. Ông trời còn vùi mình trong những áng mây chưa tỉnh khỏi giấc ngủ, chỉ nhú lên trời xanh một vài ánh nắng vàng ngày mới. Em vươn mình đón nhận chút ấm áp buổi ban mai, rảo bước đôi chân vào khu vườn vốn rất quen thuộc. Đắm mình trong không gian thiên nhiên buổi sớm đem lại cảm giác thật thoải mái và tràn trề sức sống.

Những khóm hoa hồng phía sau hàng rào còn lưu luyến những giọt sương đêm, đang ôm ấp những hòn ngọc trong trẻo ấy giữa những cánh hoa đỏ thắm mềm mại. Bên cạnh khóm hoa hồng là những cánh hoa đồng tiền màu đỏ tươi đang rung rinh trong cơn gió nhẹ đầu ngày, những giọt sương theo sự xôn xao ấy mà nhỏ xuống những chiếc lá vài hạt pha lê nước trong veo. Khóm hoa sen cạn nơi ven tường cũng bung nở những đôi cánh hoa mềm mại mịn màng màu hồng đỏ, thân cây thấp, nhỏ, nhưng vẫn thật nổi bật nơi vườn cây. Những cây hoa ngũ sắc trồng ở đầu lối vào đã cao bằng nửa thân em, lá xanh và nhỏ nhưng những bông hoa tí hon lại rực rỡ và tươi tắn đến lạ. Hương thơm dịu nhẹ mong manh của những bông hoa đem lại một khoái cảm mơ hồ nhưng vô cùng dễ chịu, em như đắm chìm vào bầu không khí trong lành nhất, tuyệt vời nhất.

Phía sau những khóm hoa hồng và hoa đồng tiền là những cây ăn quả được chính tay ông nội trồng từ những ngày ông còn bé. Cây ổi đã nảy ra những bông hoa li ti nhỏ xíu, hương hoa ổi thoang thoảng quyện vào làn sương buổi sớm theo gió tỏa khắp khu vườn. Cây nhãn to cao lực lưỡng như bác bảo vệ của khu vườn, xòe tán lá rộng bao trùm xuống một mảnh đất lớn, trên cành đã treo lơ lửng những chùm quả nhỏ xinh đang chờ đến ngày chín quả. Cây mít ngày nào giờ đã cao lớn, vững vàng, đủng đỉnh những quả to quả bé từ thân cây tới những cành lân cận. Hè về mang theo hương thơm mít chín lan tỏa khắp cả khu vườn, gợi lên một thứ hương vị khó cưỡng. Ánh nắng cứ nhảy nhót trên những tán lá xanh, dần xua đi sương đêm se lạnh, thay vào chút ấm áp ngày hè. Bên cạnh cây mít của ông nội là những luống rau của mẹ. Mẹ trồng nhiều loại rau, nào rau diếp, rau đay, rau mùng tơi, rau muống, rau ngót, ... Chỉ vài khóm rau nhỏ thôi nhưng lại rất được nhà em ưa chuộng, những cây rau nhà trồng tạo cảm giác sạch sẽ và an tâm hơn rất nhiều. Những màu xanh non mềm mại ấy từ những khóm rau của mẹ dưới cái sáng vàng của đất trời như thêm sức sống, càng thêm mơn mởn sức xanh. Cây ăn quả cùng những luống rau xanh như tổ điểm thêm hương vị thanh khiết cho khu vườn, đặc biệt dưới buổi ban mai càng thêm đẹp đẽ và cuốn hút đến lạ.

Ở góc vườn là cây hoa bằng lăng đã có từ rất lâu, thân to tán rộng bao trùm gần hết khu vườn. Những bông hoa tim tím nở rộ như những nền cảnh tuyệt đẹp cho các cô cậu sơn ca đệm lên bản đàn du dương của ngày mới. Tán cây khẽ động đậy trong cơn gió, đưa những giọt sương đầu cành ngọn lá trở về với đất mẹ, những chú chim dường như càng hăng hái hơn sau những thoáng gợn mơ hồ của cơn gió buổi sớm. Cây bằng lăng sớm đã là nhà cho những gia đình chim sinh sống và mỗi buổi sáng đẹp trời như thế này là những âm thanh rộn ràng lại vang lên mừng ngày mới, rạo rực và vui tươi vô cùng.

Khu vườn nhà em vào mỗi buổi sáng đẹp trời dường như càng trở nên đẹp hơn, xanh hơn, ngào ngạt hương sắc hơn. Đó là sự kết hợp hoàn hảo của cái đẹp, một bầu trời đẹp, một không gian đẹp và hai điều ấy đã càng tô thêm vẻ đẹp cho khu vườn của nhà em.

_HT_

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Long
Xem chi tiết
phuong nguyen
11 tháng 10 2021 lúc 22:44

đổi avata rồi người ta trả lời

Bình luận (0)
123 Người Bí Ẩn
Xem chi tiết
Noo Phước Thịnh
17 tháng 12 2017 lúc 22:01

Diễn biến tâm lý nhân vật của cậu bé Phrăng là mạch dẫn của văn bản "Buổi học cuối cùng". Khi nhận được tin từ nay sẽ phải học tiếng Đức, từ một cậu bé ham chơi, lười biếng mà cậu đã thấy yêu tiếng Pháp của mình Khi không thuộc bài, Phrăng rất ân hận. Cậu bé mong ước có thể đọc được tiếng Pháp “thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào”. Từ không thích, cậu bỗng cảm thấy thân thiết với các cuốn sách tiếng Pháp như “người bạn cố tri”. Và Phrăng thấy bài giảng của thầy rất dễ hiểu. Cậu thấy yêu mến người thầy giáo nghiêm khắc Hamen. Từ việc ngại, sợ tiếng Pháp và thầy giáo, Phrăng chăm chú, thích thú, cố gắng học tiếng Pháp một cách tự giác. Chao ôi! Cứ nghĩ việc học hãy còn là sớm mà cậu đã không đọc, viết được tiếng mẹ **. Qua mạch dẫn đó, em học được: đừng rong chơi, lêu lổng mà hãy học tập, rèn luyện lòng yêu tiếng nói dân tộc - một biểu hiện của lòng yêu nước.

Bình luận (0)
Đinh Chí Công
18 tháng 12 2017 lúc 11:51

Trong buổi học cuối cùng, hình ảnh thầy Ha-men (văn bản Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê) hiện lên thật khác với những ngày thường.

Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng. Mái tóc đã lốm đốm hoa râm của thầy được chải gọn gàng. Thầy đi đôi giày đen rất hợp với sự trang trọng của bộ lễ phục.

Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo. Giáo án được viết bằng thứ mực đắt tiền; những dòng chữ nghiêng nghiêng, rõ ràng, nắn nót, kẻ tiêu đề cẩn thận nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy.

Trong bài giảng của mình, thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp – tiếng nói dân tộc - và tự phê bình mình cũng như mọi người có lúc đã sao nhãng viẹe học lập và dạy tiếng Pháp. Mỗi lúc ihầy nói đến những điều đó, giọng lliầy như nghẹn lại, lạc đi và gưưng mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn. Thầy còn nhấn mạnh rằng, chính tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa trong chốn lao tù, giúp mỗi người tù vượt tù "vượt ngục tinh thần", nuôi dưỡng lòng yêu nước.

Buổi học kết thúc, những tiếng kèn hiệu khiến thầy Ha-men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".

Những thay đổi của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã khẳng định một điều chắc chắn: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ **, và là người yêu nước sâu sắc.

Đoạn văn miêu tả về nhân vật cậu bé Prăng trong buổi học tiếng Pháp cuối cùng

Diễn biến tâm lý nhân vật của cậu bé Phrăng là mạch dẫn của văn bản "Buổi học cuối cùng". Khi nhận được tin từ nay sẽ phải học tiếng Đức, từ một cậu bé ham chơi, lười biếng mà cậu đã thấy yêu tiếng Pháp của mình Khi không thuộc bài, Phrăng rất ân hận. Cậu bé mong ước có thể đọc được tiếng Pháp “thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào”. Từ không thích, cậu bỗng cảm thấy thân thiết với các cuốn sách tiếng Pháp như “người bạn cố tri”. Và Phrăng thấy bài giảng của thầy rất dễ hiểu. Cậu thấy yêu mến người thầy giáo nghiêm khắc Hamen. Từ việc ngại, sợ tiếng Pháp và thầy giáo, Phrăng chăm chú, thích thú, cố gắng học tiếng Pháp một cách tự giác. Chao ôi! Cứ nghĩ việc học hãy còn là sớm mà cậu đã không đọc, viết được tiếng mẹ **. Qua mạch dẫn đó, em học được: đừng rong chơi, lêu lổng mà hãy học tập, rèn luyện lòng yêu tiếng nói dân tộc - một biểu hiện của lòng yêu nước.

Bình luận (0)
Black Haze
26 tháng 2 2018 lúc 18:36

Truyện ngắn Buổi học cuối cùng của nhà văn nổi tiếng An-phông-xơ Đô- đê (1840 – 1897) kể về lớp Tiểu học ở một làng quê nhỏ bé vùng An-dát, Lo-ren vào thời kì bị quân Phổ (Đức) chiếm đóng. Chính quyền Phổ sau khi thắng Pháp đã cắt phần đất giáp biên giới này nhập vào nước Phổ và ra lệnh các trường học phải dạy bằng tiếng Đức. Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp đã diễn ra trong không khí trang nghiêm và cảm động. Hai nhân vật chính của truyện là chú học trò Phrăng và thầy giáo già Ha-men. Diễn biến tâm lí của hai nhân vật này được nhà văn miêu tả rất tự nhiên, chân thực. Sáng hôm nay, lúc đi qua trụ sở xã, thấy có nhiều người đứng lố nhố trước bảng dán cáo thị của quân Đức, Phrăng đã nghĩ bụng: Lại có chuyện gì nữa đây? Khi tới trường, điều làm cho chú lạ lùng hơn nữa là không khí lớp học mọi ngày ồn ào như vỡ chợ thì lúc này mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật. Nhìn qua cửa sổ, Phrăng thấy các bạn đã ngồi vào chỗ và thầy Ha-men đang đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Cậu bé rón rén mở cửa bước vào lớp trước sự chứng kiến của mọi người. Cậu đỏ mặt tía tai và sợ hãi vô cùng. Chỉ khi đã ngồi xuống chỗ của mình, cậu mới hoàn hồn và nhận ra những điều khác lạ trong giờ học hôm nay. Thầy Ha-men chẳng giận dữ trách phạt như mọi khi mà còn dịu dàng nói: Phrăng vào chỗ nhanh lên con, lớp sắp bắt đầu học mà vắng mặt con. Chú bé dần dần bình tĩnh lại và cảm thấy trong không khí yên lặng của lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng. Thầy Ha-men mặc bộ quần áo chỉ dành cho ngày lễ. Cậu thấy ở phía cuối lớp, trên những hàng ghế thường bỏ trống, dân làng ngồi lặng lẽ… Cụ già Hô-de, trước đây là xã trưởng, bác phát thư và nhiều người khác nữa. Trí óc non nớt của Phrăng không hiểu nổi tại sao buổi học hôm nay Lại có những chuyện lạ lùng như vậy. Thắc mắc của Phrăng đã được giải đáp sau câu nói của thầy Ha-men: Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren… Thầy giáo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Thầy mong các con hết sức chú ý. Phrăng choáng váng và trong lòng chú đột nhiên dấy lên sự căm phẫn đối với kẻ thù: A! Quân khốn nạn, thì ra đó là điều chúng vừa niêm yết ở trụ sở xã. Rồi chú thảng thốt, tiếc nuối và tự giận mình ham chơi, lười học bấy lâu nay:Bài học Pháp văn cuối cùng của tôi!… Mà tôi thì mới biết viết tập toạng! Vậy là sẽ chẳng bao giờ được học nữa Uy phải dừng ở đó ư?… Giờ đây tôi tự giận mình biết mấy về thời gian bỏ phí, về những buổi trốn học đi bắt tổ chim hoặc trượt trên hồ. Như có một phép màu kì diệu làm thay đổi nhanh chóng suy nghĩ của Phrăng: Những cuốn sách vừa nãy cậu còn thấy chán ngán đến thế, mang nặng đến thế, quyền ngữ pháp, quyền thánh sử của cậu giờ đây dường như những người bạn cố tri mà cậu sẽ rất đau lòng phải giã từ. Cũng giống như thầy Ha-men. Cứ nghĩ thầy sắp ra đi và cậu không còn gặp thầy nữa, là cậu quên cả những lúc thầy phạt, thầy vụt thước kẻ. Đang suy nghĩ mung lung thì Phrăng nghe thầy gọi đọc bài. Chú ân hận vì đã không chịu học thuộc bài mà thầy đã dặn. Sự ân hận đã thành nỗi xấu hổ và tự giận mình. Chú ao ước: Giá mà tôi đọc được trót lọt cái quy tắc về phân từ hay ho ấy, đọc thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào thì dù có phải đánh đổi gì cũng cam… Vì không thuộc bài nên Phrăng lúng túng… lòng rầu rĩ, không dám ngẩng đầu lên. Chú càng thấm thía và đau xót bởi câu nói sâu sắc của thầy:Giờ đây những kẻ kia có quyền bảo chúng ta rằng: “Thế nào? Các người tự nhận là dân Pháp, vậy mà các người chẳng biết đọc, biết viết tiếng của các người.” Lẽ ra, Phrăng đã bị thầy trừng phạt như mọi ngày nhưng hôm nay, thầy chỉ ân cần khuyên nhủ, phân tích cho chú rõ tác hại của thói xấu coi nhẹ việc học hành, nhất là học tiếng mẹ đẻ. Phrăng thấm thía lời thầy dạy và điều không thể tin được đã xảy ra: tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế. Đây là một tâm trạng Tất lạ: kinh ngạc đối với chính bản thân mình. Quả là một đột biến nhưng là sự đột biến cố quy luật, bởi chính buổi học cuối cùng này đã khơi dậy trong Phrăng niềm say mê học tập, tình yêu sâu sắc tiếng nói dân tộc mà trước đây chú – và nhiều người khác đã từng coi thương. Chính trong tâm trạng xấu hổ, tự giận mình ấy mà khi nghe thầy Ha-men giảng ngữ pháp, chú đã thấy thật rõ ràng và dễ hiểu. Sự khâm phục, tự hào của Phrăng về người thầy bộc lộ rõ nhất là trong giây phút kết thúc buổi học. Thầy Ha-men đã khơi dậy nỗi đau đớn, tủi nhục khi quê hương bị giặc thôn tính và đồng hóa; đồng thời thắp sáng tình yêu tha thiết tiếng nói của dân tộc trong lòng mọi người. Đây chính là điều khiến cho Phrăng cảm thấy thầy giáo của mình rất đỗi lớn lao. Phrăng cảm động vô cùng. Hình ảnh thầy giáo Ha-men tận tụy và đáng kính sẽ mãi mãi in sâu trong tâm trí chú bé. Thầy giáo Ha-men đã gắn bó với ngôi trường làng nhỏ bé suốt bốn mươi năm – gần như cả cuộc đời. Vậy mà sau buổi học cuối cùng này, thầy phải ra đi. Quân xâm lược Phổ bắt buộc từ ngày mai, các trường học ở vùng này phải dạy bằng tiếng Đức. Cái quy định ngạo ngược ấy làm cho thầy giáo già cảm thấy đau đớn và tủi nhục. Tuy đã chuẩn bị ra đi nhưng thầy Ha-men vẫn nặng lòng với ngôi trường quen thuộc cùng đám học trò nghèo rất đáng thương của thầy. Trong buổi học sáng nay, thầy mặc bộ lễ phục trang trọng: … chiếc áo rơ- đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nép mịn và đội chiếc mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng. Bằng cách ấy, thầy Ha-men tôn vinh buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.Bên trong con người thầy Ha-men cũng có những thay đổi lớn lao. Thái độ của thầy đối với học sinh khác hẳn ngày thường. Mọi khi, với chiếc thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách, thầy trừng phạt đến nơi đến chốn những trò nào đi học trễ hoặc không thuộc bài. Nhưng hôm nay, thầy thật dịu dàng và đa cảm. Thầy không quở trách Phrăng mà ân cần khuyên nhủ chú và các học sinh khác trong lớp nên chăm chỉ học hành, nhất là học cho thông thạo tiếng Pháp – tiếng mẹ đẻ của mình. Thầy ca ngợi tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất; phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên nó, bởi vì một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù… Rồi thầy dạy bài ngữ pháp. Phrăng cảm thấy chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến thế. Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội nghiệp muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc lũ trẻ. Thầy chuẩn bị những mẫu chữ mới tinh: Pháp-An-dát viết bằng kiểu chữ “rông” thật đẹp cho học sinh tập viết với dụng ý khẳng định vùng đất này mãi mãi thuộc về nước Pháp. Thầy đề cao vai trò tiếng nói của dân tộc và coi đó như một sức mạnh tinh thần to lớn. Theo thầy thì yêu quý, giữ gìn và trau dồi ngôn ngữ dân tộc cũng là một biểu hiện cụ thể của tình yêu Tổ quốc. Cảm động biết mấy là hình ảnh thầy đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy… Thầy Ha-men vẫn đủ can đảm để dạy cho đến hết buổi. Khi nghe tiếng chuông đồng hồ nhà thờ điểm mười hai giờ và tiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về vang lên ngoài cửa sổ… thầy Ha-men đứng dậy trên bục, người tái nhợt. Thầy nghẹn ngào nói lời chia tay với mọi người nhưng nỗi xúc động ghê gớm khiến cho thầy không nói được hết câu. Bất ngờ thay, thầy quay về phía bảng cầm một hòn phấn và dấn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: “Nước Pháp muôn năm!”. Đó là tất cả những gì thầy muốn nói trong giây phút cuối cùng này. Buổi học cuối cùng là một câu chuyện tự nhiên, chân thực và cảm động, chứa đựng ý nghĩa thật sâu xa. Có thể coi truyện ngắn này là bài ca về lòng yêu nước không chỉ của dân tộc Pháp mà là của chung các dân tộc trên toàn thế giới. Thông qua truyện, tác giả khẳng định rằng: muốn giữ vững được chủ quyền độc lập tự do của đất nước, trước hết mỗi người dân phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ tài sản tinh thần vô giá mà tổ tiên, ông cha để lại: đó là ngôn ngữ, là tiếng nói thiêng liêng của dân tộc tự bao đời. 

Bình luận (0)
Tường Vy Phan Ngọc Tường...
Xem chi tiết
tên tôi rất ngắn nhưng k...
12 tháng 5 2021 lúc 15:52

cảnh khác đc ko(khocroi)

Bình luận (1)

Trước sân nhà, ba em trồng rất nhiều loại hoa. Em thích nhất là mấy khóm hoa hồng đang đua nhau khoe sắc.Hoa hồng này thuộc giống hồng nhung có vẻ đẹp lộng lẫy. Hoa to bằng chén uống nước trà của ông em. Mỗi bông hoa có nhiều lớp cánh mỏng, mềm mại và mịn màng xếp gối vào nhau. Càng vào lớp trong, cánh hoa càng nhỏ và quấn chặt để lộ những chùm nhị vàng li ti lấp ló bên trong. Hương thơm ngào ngạt, quyến rũ bướm ong. Hoa uống sương đêm, tắm ánh nắng ban mai nên trông chúng tươi mơn mởn, đầy kiêu hãnh và tự tin. Nắng càng lên, sắc hoa càng lộng lẫy và hương thơm càng ngào ngạt. Mấy chú ong mê mải rúc đầu vào hút mật hoa. Trên cao, cánh bướm dập dờn đùa với những bông hoa tươi xinh như những gương mặt ngời sáng niềm vui. Cứ hoa hồng này tàn lại có hoa khác thay thế. Vì vậy, lúc nào, khóm hoa cũng tràn đầy sức sống. Đứng ngắm nhìn những đoá hoa hồng rung rinh trước gió, lòng em tràn ngập niềm vui. Càng ngắm em càng yêu chúng hơn.
gạch chân : so sánh
in đậm : nhân hóa

Bình luận (2)

 Trên cao, cánh bướm dập dờn đùa với những bông hoa tươi xinh như những gương mặt ngời sáng niềm vui. 

phần này là gạch chânhaha

Bình luận (1)
Hà Phương
Xem chi tiết
༺༒༻²ᵏ⁸
22 tháng 4 2021 lúc 20:24

Sau một tuần học căng thẳng và vất vả, chủ nhật vừa rồi em được bố mẹ cho tới khu vui chơi của thành phố. Em rất thích khu vui chơi ấy, dù đã đến đây rất nhiều lần nhưng mỗi lần em lại tìm được một điểm thú vị từ nó.

Nhìn từ xa, khu vui chơi như một bức tranh đầy màu sắc vì mỗi trò chơi lại được sơn một màu khác nhau. Khu vui chơi được đặt ở vị trí trung tâm, nằm trên tầng 8 của một tòa nhà cao tầng. Người ta đặt cho nó một cái tên rất hay là Khu vườn cổ tích. Có lẽ người chủ ở đây muốn mang tới một thế giới cổ tích đầy màu sắc cho những đứa trẻ như em nên mới đặt tên cho khu vui chơi này như thế.

Đến gần hơn em mới thấy khu vui chơi được chia ra làm những khu vực nhỏ, mỗi khu vực đủ rộng để sắp xếp một trò chơi khác nhau. Góc bên trái của khu vui chơi là trò chơi bập bênh, với những thanh gỗ, thanh sắt, nhựa được sơn đủ sắc cầu vồng. Khu vực này chủ yếu dành cho các em nhỏ nhưng em cũng có thể chơi. Tiếp đến là khu vực nhà hơi, nhà bóng và cầu trượt. Mỗi một trò đều được bài trí cẩn thận. Những quả bóng tròn đủ màu sắc khơi dậy hứng thú của lũ trẻ con. Cạnh đó là hàng thú nhún với chú cá heo, chú sư tử bờm vàng, chú hổ dũng mãnh, chú ngựa vằn đáng yêu. Kế đó là trò chơi ô tô lượn, rồi khu bóng bàn, bắn bóng, bóng rổ...

Trò chơi mà em thích nhất ở đây là vòng quay ngựa gỗ. Những chú ngựa màu trắng hoặc màu vàng được sắp xếp so le nhau, tạo thành hai vòng tròn lớn xoay quanh một cái trục quay khổng lồ. Mỗi chú ngựa sẽ mang một hình dáng và biểu cảm khác nhau. Nhưng nhìn chú nào cũng đều đáng yêu cả. Lần nào tới đây em cũng sẽ chơi trò chơi này đầu tiên. Cảm giác ngồi trên chú ngựa theo những vòng xoay thật thích thú.

Ngày cuối tuần ở khu vui chơi rất đông người. Các em bé vui đùa, đuổi nhau vui vẻ, thỉnh thoảng lại cười khanh khách. Bố mẹ của những đứa trẻ thì hoặc vào chơi cùng bé, hoặc đứng ở bên ngoài, ánh mắt dõi theo từng bước chân của đứa con mình, mỉm cười hạnh phúc. Mẹ em cũng đang đứng ngoài vòng quay vẫy tay với em kìa. Trông mẹ cười tươi thật xinh đẹp.

Cuối tuần luôn là thời gian vui vẻ nhất của em. Vì khi ấy em luôn được bố mẹ dẫn đi tham quan và thỏa thích chơi trò chơi ở những khu vui chơi sau những ngày học vất vả. Không chỉ vậy mà gia đình em còn có cơ hội để nói chuyện và quây quần bên nhau thật đầm ấm.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Nhật Huy
22 tháng 4 2021 lúc 20:32

Sau một tuần học căng thẳng và vất vả, chủ nhật vừa rồi em được bố mẹ cho tới khu vui chơi của thành phố. Em rất thích khu vui chơi ấy, dù đã đến đây rất nhiều lần nhưng mỗi lần em lại tìm được một điểm thú vị từ nó.

Nhìn từ xa, khu vui chơi như một bức tranh đầy màu sắc vì mỗi trò chơi lại được sơn một màu khác nhau. Khu vui chơi được đặt ở vị trí trung tâm, nằm trên tầng 8 của một tòa nhà cao tầng. Người ta đặt cho nó một cái tên rất hay là Khu vườn cổ tích. Có lẽ người chủ ở đây muốn mang tới một thế giới cổ tích đầy màu sắc cho những đứa trẻ như em nên mới đặt tên cho khu vui chơi này như thế.

Đến gần hơn em mới thấy khu vui chơi được chia ra làm những khu vực nhỏ, mỗi khu vực đủ rộng để sắp xếp một trò chơi khác nhau. Góc bên trái của khu vui chơi là trò chơi bập bênh, với những thanh gỗ, thanh sắt, nhựa được sơn đủ sắc cầu vồng. Khu vực này chủ yếu dành cho các em nhỏ nhưng em cũng có thể chơi. Tiếp đến là khu vực nhà hơi, nhà bóng và cầu trượt. Mỗi một trò đều được bài trí cẩn thận. Những quả bóng tròn đủ màu sắc khơi dậy hứng thú của lũ trẻ con. Cạnh đó là hàng thú nhún với chú cá heo, chú sư tử bờm vàng, chú hổ dũng mãnh, chú ngựa vằn đáng yêu. Kế đó là trò chơi ô tô lượn, rồi khu bóng bàn, bắn bóng, bóng rổ...

Trò chơi mà em thích nhất ở đây là vòng quay ngựa gỗ. Những chú ngựa màu trắng hoặc màu vàng được sắp xếp so le nhau, tạo thành hai vòng tròn lớn xoay quanh một cái trục quay khổng lồ. Mỗi chú ngựa sẽ mang một hình dáng và biểu cảm khác nhau. Nhưng nhìn chú nào cũng đều đáng yêu cả. Lần nào tới đây em cũng sẽ chơi trò chơi này đầu tiên. Cảm giác ngồi trên chú ngựa theo những vòng xoay thật thích thú.

Ngày cuối tuần ở khu vui chơi rất đông người. Các em bé vui đùa, đuổi nhau vui vẻ, thỉnh thoảng lại cười khanh khách. Bố mẹ của những đứa trẻ thì hoặc vào chơi cùng bé, hoặc đứng ở bên ngoài, ánh mắt dõi theo từng bước chân của đứa con mình, mỉm cười hạnh phúc. Mẹ em cũng đang đứng ngoài vòng quay vẫy tay với em kìa. Trông mẹ cười tươi thật xinh đẹp.

Cuối tuần luôn là thời gian vui vẻ nhất của em. Vì khi ấy em luôn được bố mẹ dẫn đi tham quan và thỏa thích chơi trò chơi ở những khu vui chơi sau những ngày học vất vả. Không chỉ vậy mà gia đình em còn có cơ hội để nói chuyện và quây quần bên nhau thật đầm ấm .

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Ye  Chi-Lien
22 tháng 4 2021 lúc 20:27

Sau khi chơi thỏa thích, em được bố mẹ dẫn tới câu lạc bộ biểu diễn cá sấu và xiếc thú. Nơi đây gồm một tòa nhà được chia thành nhiều khu vực khác nhau để khách du lịch có thể chọn xem tiết mục xiếc mà mình thích. Em thót tim khi thấy các nghệ sĩ xiếc hôn cá sấu, cho đầu mình vào miệng cá sấu hay nhặt đồ từ miệng cá sấu. Tạm biệt những chú cá sấu có bộ da sần sùi, em lại được xem màn trình diễn vui nhộn của chú khỉ bé tí teo mà có thể đi được xe đạp và chú chó lông xù biết làm toán. Đi thêm một đoạn ngắn nữa em bắt gặp một căn phòng lớn tràn ngập màu xanh là nơi biểu diễn xiếc cá heo. Dưới làn nước xanh trong, cá heo vụt lên nhào lộn rất điêu luyện. Chúng còn biết lắc vòng, vẽ tranh và giao lưu với khán giả. Đôi mắt xám của chúng long lanh đầy vẻ biết ơn khi được thưởng cho một con cá tươi hay khi khi được đến với gần khán giả. Những con vật đáng yêu này khiến cho em vô cùng thích thú.

Khu vui chơi giải trí Tuần Châu đã cho em một trải nghiệm đáng nhớ và làm cho kì nghỉ hè của em thêm hứng thú. Em rất thích khu vui chơi này và nhất định em sẽ quay lại đây nhiều lần nữa.

Nguồn:Tả một khu vui chơi giải trí mà em thích (30 mẫu) - Tả khu vui chơi giải trí lớp 5 đạt điểm cao - VnDoc.com

#Ye Chi-Lien

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa